Hiện nay, tình trạng trẻ em sơ sinh dưới 1 tuổi bị thừa cân ngày càng tăng nhanh. Nhiều cha mẹ thắc mắc tại sao bé chỉ bú mẹ vẫn bị tăng cân nhanh, dẫn tới nguy cơ bị béo phì. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bé bú mẹ bị thừa cân? Cha mẹ phải làm gì để kiểm soát cân nặng cho bé. Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để được trang bị thêm những kiến thức quan trọng trong quá trình nuôi trẻ.

1. Giải đáp nguyên nhân khiến bé bú mẹ bị thừa cân

Giai đoạn những tháng đầu đời có vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Đặc biệt trong 3 tháng đầu, trẻ có thể tăng cân nhanh từ 1 đến 1.2kg, sau đó chậm dần ở những tháng sau.

Thông thường, trọng lượng của trẻ sơ sinh có thể tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy 6 tháng và gấp 3 khi lên 1 tuổi. Tuy nhiên, nếu trẻ có cân nặng cao hơn 85% so với cân nặng tiêu chuẩn sẽ được đánh giá là có nguy cơ bị béo phì. Nếu cân nặng cao hơn từ 85 đến 95% so với cân nặng tiêu chuẩn sẽ được xem là béo phì.

Các nguyên nhân ảnh hưởng tới cân nặng của trẻ sơ sinh, khiến bé bú mẹ bị thừa cân tiêu biểu nhất phải kể đến những yếu tố như:

Trẻ không được bú sữa non ngay sau khi sinh

Sữa non có độ sánh đặc, màu vàng nhạt và chứa rất nhiều đạm. Vì vậy, trẻ sơ sinh cần được bú sữa non của mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Tuy lượng sữa không nhiều nhưng với thành phần dinh dưỡng quan trọng này có thể giúp bé giảm được rủi ro mắc 1 số căn bệnh trong những tháng đầu đời trong đó có béo phì, thừa cân. Đồng thời chúng còn hỗ trợ trẻ tăng cường hệ miễn dịch, trở nên khỏe mạnh và ngoan ngoãn hơn.

Do hàm lượng chất béo có sẵn trong sữa của mẹ cao

Hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa mẹ quá cao khiến lượng dưỡng chất bổ sung cho bé vượt quá ngưỡng cần thiết. Vì vậy, chúng có thể khiến trẻ hấp thụ thừa chất dinh dưỡng, gây nên tình trạng béo phì, thừa cân.

Trẻ được bổ sung sữa công thức sớm trước 6 tháng tuổi

Sữa công thức có thành phần dinh dưỡng khá giống với sữa mẹ. Vì vậy thường được cha mẹ sử dụng thay thế 1 phần hoặc hoàn toàn cho sữa mẹ cho bé trước 6 tuổi. Sữa công thức chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, vì vậy nếu cách pha sữa không phù hợp rất dễ dẫn tới tình trạng tăng cân nhanh ở trẻ sơ sinh

Ăn dặm trước 6 tháng tuổi

Cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi được các chuyên gia đánh giá là quá sớm và không cần thiết. Đặc biệt với những bé được bú sữa mẹ một cách đầy đủ và thường xuyên. Vì lượng dưỡng chất được đưa vào cơ thể bé đã quá ngưỡng tiêu chuẩn, dẫn tới tình trạng thừa cân, béo phì.

Tại sao bé bú mẹ bị thừa cân? Cần làm gì nếu bé bị thừa cân?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bú mẹ bị thừa cân, béo phì

2. Bé bú mẹ bị thừa cân có nguy hiểm không?

Việc tăng cân nhanh, mất kiểm soát đối với trẻ sơ sinh rất nguy hiểm. Tình trạng thừa cân kéo dài sẽ khiến trẻ dậy thì sớm và dễ mắc phải 1 số căn bệnh liên quan đến xương khớp, tim mạch, viêm nhiễm,..

Tuy nhiên, trước 2 tuổi, việc tăng cân do bú mẹ không quá nguy hiểm: Việc tăng cân nặng của bé trước 2 tuổi là việc hết sức bình thường. Do những tháng đầu đời là giai đoạn trẻ sơ sinh phát triển nhanh về cân nặng. Tốc độ tăng cân của trẻ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hấp thụ của bé và chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Vì vậy, bé sẽ ổn định về mặt cân nặng sau khi được cai sữa mẹ.

Sau 2 tuổi nếu bé tiếp tục tăng cân mất kiểm soát, mẹ cần có giải pháp: Sau 6 tháng, cân nặng của trẻ sẽ ổn định và tăng chậm hơn để nhường chỗ cho sự phát triển về não bộ và chiều cao. Nếu trong giai đoạn này, cân nặng của bé vẫn tăng nhiều, khó kiểm soát, cha mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để nhận được sự thăm khám kịp thời. Đảm bảo trẻ có thể tránh được nguy cơ gây béo phì và 1 số vấn đề liên quan đến sức khỏe khác trong tương lai.

Tại sao bé bú mẹ bị thừa cân? Cần làm gì nếu bé bị thừa cân?

Tình trạng bé bú mẹ bị thừa cân có thể dẫn tới 1 số căn bệnh

3. Mẹ cần làm gì nếu bé bị thừa cân mất kiểm soát?

Vậy nếu bé bú mẹ bị thừa cân, các bậc phụ huynh cần có những biện pháp như thế nào?

Theo dõi cân nặng của bé thường xuyên

Giai đoạn sơ sinh vô cùng nhạy cảm đối với trẻ nhỏ. Vì vậy để kiểm soát tình trạng thừa cân của trẻ, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi cân nặng, cho trẻ đi khám định kỳ theo lịch đầy đủ. Nếu thấy có những thay đổi bất thường về chỉ số cân nặng, chiều cao, hãy nhanh chóng đưa bé tới các trung tâm y tế để được kiểm tra kịp thời nhé.

Điều chỉnh tần suất bú mẹ cho bé

Sữa mẹ là nguồn thức ăn quan trọng cho bé ở những tháng đầu đời. Vì vậy, mẹ nên cho bé bú đầy đặn trong ngày, ước tính chỉ cần đủ 500 đến 600ml. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn phát triển của bé, nhu cầu sữa từ mẹ cũng sẽ thay đổi. Từ 2 đến 4 tháng nên tăng lượng sữa lên 700 đến 800ml 1 ngày, từ 5 đến 6 tháng cần 800 đến 1000ml 1 ngày.

Khi tăng lượng sữa thì bài tiết của bé cũng tăng. Mẹ có thể tham khảo các sản phẩm bỉm cho bé 20kg để chọn được loại tã phù hợp cho bé khi thừa cân, đảm bảo bé vẫn cảm thấy thoải mái bên cạnh việc kết hợp các hoạt động khác để giúp bé về lại mức cân nặng phù hợp.

Tăng cường vận động cho bé

Để cân bằng giữa lượng dinh dưỡng được đưa vào cơ thể hàng ngày, mẹ cần tăng cường vận động cho bé bằng cách khuyến khích trẻ bò, lẫy, tập đi,… Muốn trẻ thoải mái vận động thì mẹ nên chọn quần áo, loại bỉm phù hợp cho vận động của bé. Mẹ có thể tham khảo các sản phẩm bỉm quần 3xl giúp bé thoải mái vận động, chẳng lo hằn hay tràn tã.

Ngoài ra, mẹ cũng cần áp dụng 1 số bài massage cơ bản giúp trẻ lưu thông máu tốt hơn, giảm thiểu được tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ.

Chú ý tới chế độ dinh dưỡng của mẹ

Dinh dưỡng cho mẹ trong quá trình nuôi bé cũng vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa. Vì vậy, mẹ hãy ghi nhớ và bổ sung đầy đủ nguồnprotein, canxi, cà rốt, nước, rau xanh, trái cây, rau ngót,…vào chế độ ăn hàng ngày của mình nhé.

Tại sao bé bú mẹ bị thừa cân? Cần làm gì nếu bé bị thừa cân?

Chế độ dinh dưỡng kết hợp vận động cho bé ngay từ những tháng sơ sinh

Bài viết trên đã gỡ rối cho cha mẹ những nguyên nhân và biện pháp kiểm soát cân nặng cho  những bé bú mẹ bị thừa cân. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào, mẹ hãy để lại bình luận để được giải đáp chi tiết nhất nhé.

Bài viết liên quan